Vườn cây sân thượng: chống nóng, chống thấm và ăn trái cây quanh năm

Quý Châu
Sinh lý thực vật, sinh thái hữu cơ, canh tác hữu cơ
Sân thượng, nơi rất thoáng, đầy đủ ánh sáng, nhưng thường bỏ không, hoặc xây mái tôn để chống nóng, chống dột; Rất lãng phí!!


Chuyển đổi sân thượng thành một vườn cây ăn trái là ý tưởng đã thực hiện tại Q. Tân Phú, TP.HCM, nhằm mục đích giải quyết những yêu cầu ăn ở cho dân cư bên dưới và đồng thời từng bước đưa Lâm nghiệp vào phủ xanh đô thị.
Trên sân thượng có nhiều tán cây để chống nóng vừa có thu hoạch, thật tuyệt vời cho người say mê trồng cây. Trước đây,

cũng có nhiều mô hình như vậy, trong nước và cả nước ngoài; có nơi thành công, có nơi khó khăn vì gặp phải nhiều hệ lụy từ việc

thiết kế đến chăm sóc đến lựa chọn cây

 trồng .v.v..

Mô hình kỹ thuật trong bài sau là thực hiện đã hơn 3 năm, và đang thu hoạch kết quả sau 8 tháng trong năm 2018 và cho đến nay. Những vấn đề của công việc thiết kế này được liệt kê như sau:

1. Chậu trồng:
Chọn ½ thùng nhựa 100 lít, khoảng 50 lít, có thể lựa chọn loại khác, nhưng dung tích phải tương đồng; chậu nhựa loại này rất bền trong điều kiện nắng chiếu suốt ngày (nhựa không lão hóa do tia UV). Vào mùa nắng, thường phải bọc bên ngoài 2 lớp lưới trồng lan để chống nóng trực tiếp vào rễ và gốc.

2. Cây giống – chọn giống: không phải tất cả các cây ăn trái đều trồng được trên sân thượng, do vào mùa nắng hiệu ứng nhiệt tăng quá cao (#52 – 56oC); hiện nay mới ghi nhận một số loại cây như: sabô, lòng mứt, ổi, xoài, mãng cầu, cóc, mãng cầu xiêm, chanh, cam quýt, mận, khế là có thể trồng được và thu hoạch có kết quả. Tốt nhất là trồng cây chiết, ghép cành để nhanh thu hoạch.
3. Giá thể sinh học: chỉ dùng ít đất thịt (10%), tro trấu (10%), giá thể sinh học (của Gebte) trộn thêm đến khoảng 75% chiều cao của thùng nhựa.
4. Xử lý đáy chậu trồng:


Thiết kế lỗ thoát nước như trong hình, đường ống và các co nối bằng ống nước 21.
Đảm bảo lượng nước vừa đủ (xem hình vẽ), Khóa nước dùng để xử lý ra hoa; gây ngập cho một số cây, gây hạn có thể không tưới nước và đậy mặt chậu bằng nylon. Kỹ thuật này giúp chủ động ra hoa.
5. Lượng nước tiêu thụ: khoảng 15 lít/ngày,
Hệ thống thoát nước: đường ống dẫn nước (21) dẫn nước thoát dư đến nơi trữ nước.

Hệ thống trữ nước: đây là điểm quan trọng: lượng nước thừa,nước mưa được dẫn về hồ chứa. Nước được tái xử dụng tưới cho cây sau khi bổ dung dinh dưỡng định kỳ và trung hòa pH (pH thấp do acid hữu cơ thoát ra từ rễ). Rất tuyệt vời nếu nước trong hồ có hệ thống sục khí và nuôi thêm cá.
6. Xử lý lá cây – sâu bệnh: các lá cây, cành nhảnh được cắt nhỏ và bón trở lại vào chậu, Khử trùng lá cành nhánh bằng HTG hoặc vôi. Riêng sâu bệnh, do trồng trong thành phố, KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG THUỐC BVTV; để giải quyết sâu bệnh và chỉ được sử dụng phân thuốc sinh học; tốt nhất trồng cây phụ (các cây có tinh dầu như: sả, húng quế, cây họ cúc, …) để tạo sinh thái phù hợp, ngăn ngừa sâu, bệnh, và có thêm thu hoạch. Các hóa chất dân dụng có thể sử dụng như nước rửa chén, vôi, baking soda, giấm, …

7. Phân bón và thu hoạch: Giá thể sinh học của Gebte có khả năng đảm bảo 65% dinh dưỡng trong thời gian 4 – 5 tháng, Sau đó, cần bổ sung thêm các phân dạng hữu cơ và phân vi sinh thích hợp.
Không nhất thiết phải che nắng, nhưng phải tăng trọng lượng chậu bằng “đá cục” để chống dông, gió và vào mùa mưa thường xuyên theo dõi để chống ngập chậu do tắc nghẽn đường thoát nước (sẽ hướng dẫn kỹ thuật chống ngập cho người làm vườn cây trên sân thượng, rất đơn giản).


Liên hệ: Hoàng quý Châu
Phone: 0972.162.301 – e-mail: quychau54@gmail.com
hoặc Liên hệ qua Gebte.com, Gebte.vn.

Share this post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print
Share on email

ĐĂNG KÝ THAM DỰ