Nước mưa: Hệ thống xử lý ô nhiễm, tích trữ và chống ngập

Quý Châu
Eco-Bio-Researcher
Nước mưa là gì?
Ai cũng biết nước mưa nhưng thành phần và những thứ nước mưa chất chứa rất là phức tạp; bạn có thể vào Google để tìm hiểu, trong thực tế nước mưa mỗi nơi một khác. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến cho nước mưa bây giờ không giống như nước mưa mà ông cố, bà cố trữ trong LU để sử dụng, Đó là điều chắn chắn!!
1. pH nước mưa thường ở 6,6 – 7.5, nhưng mưa acid thì pH có thể #4 – 5.
2. Ô nhiễm bụi (mưa trong thành phố), vô số hạt bụi nhỏ, mịn có mặt trong nước mưa, có thể lên đến gram trong 100 lít nước mưa.
3. Ô nhiễm khói bụi: các hạt dầu nhớt thải ra theo khói xe, khói nhà máy vẫn lơ lững trong không khí
4. Ô nhiễm thuốc BVTV: tại nông thôn, phun thuốc BVTV để lại trong không khí những hạt nhỏ, theo gió khuyếch tán khắp nơi.
5. Ô nhiễm từ các vật liệu hứng nước. v.v…
Như vậy việc lấy nước mưa trữ trong lu sử dụng, mà không quan tâm đến những nguồn ô nhiễm trên là cực kỳ thiếu sót và dễ đi đến bệnh tật là chuyện không tránh khỏi. Ngoài ra, trữ nước còn là nơi sinh trưởng tốt cho các loài muỗi gây bệnh.
Nước mưa có lợi ích gì?
Trong tự nhiên (không tính các yếu tố gây ô nhiễm),
1. Bảo hòa oxy và tỷ lệ các chất khoáng (#bụi mịn) hợp lý nhất đối với sinh vật sống.
2. Tạo ẩm độ không khí thích hợp nhất cho sinh thái.
3. pH (H+) thường tốt nhất.
4. Hàm lượng, tỷ lệ CO2, NO2, CO và thành phần vi tảo, vi sinh vật hợp lý nhất cho mọi sinh vật.v.v..
Việc tắm nước mưa ở nông thôn thường đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe trẻ em.
Xử lý như thế nào?
Từ 2016, hệ thống tích trữ xử lý nước mưa đã được nghiên cứu và đang vận hành tốt (xem hình).
Lượng nước mưa cho 1 trận mưa, từ 50 – #300 mm và có thể cao hơn, lượng nước thu được (1 mm lượng mưa = 1 lít nước trải trên 1 m2) (ví dụ: lượng mưa 50 mm (tính cho cả trận mưa), ở mặt hứng nước (mặt cắt ngang) S = 50 m2) sẽ như sau:

V (lượng nước thu được) = S (mặt mái hứng) m2 x 50 mm = X Lít
V = 50 x 50 = 2.500 lít = 2,5 m3
Đây là nguyên nhân gập ngập úng thành phố do lượng nước quá nhiều. Thường thường trận mưa trên 50 mm là khá lớn.

Ghi chú cho hình vẽ hệ thống:
A: hồ nuôi cá tai tượng (chịu được nước bẩn)
B: hồ nuôi cá KOI (yêu cầu nước phải sạch)

Sức phát triển của hai loại cá này có thể để đánh giá chất lượng nước nuôi.
C : hệ thống lọc ngược, có trồng cây để khử độc ô nhiễm
D: hồ trữ (sử dụng nước #2 m3/hộ), lượng trữ trong hồ phải gấp 3 – 6 lần (để phòng ngừa những ngày mưa lớn liên tục).
A, D: miệng tràn (thoát nước khi hệ thống quá tải).
a : máy bơm làm sạch cặn lắng
b: gạch xây nghiêng (xo) để loại bỏ, cách ly vật chất nổi bề mặt (bụi, hạt dầu nhớt, …)
E: thùng trữ nước có sẵn trong nhà.

   Thực vật sử dụng cho việc khử độc nước là những loại cây chịu được ánh sáng tại vị trí trồng (như Thủy trúc, vertiver, …).
Hệ thống Điện, Đảo khóa nước, Vật liệu đáy (đá ong, san hô, .v.v..: khử độc chất tạp ô nhiễm), vi sinh vật (khử độc ô nhiễm hữu cơ trong nước mưa), hoàn toàn không sử dụng hóa học trong hệ thống. Những vấn đề này sẽ được Gebte.com tư vấn sau.
Hệ thống được xây dựng vào năm 2016 đến nay hoạt động vẫn ổn định. Lượng nước thủy cục sử dụng trong 6 tháng mưa hàng năm chỉ còn khoảng #3 m3/tháng.
Ngập do mưa – tạm tính
Tại vùng đô thị (vùng dễ ngập do mưa, như TP.HCM, Hà Nội, .., quan sát trên Google Map), tỷ lệ che mặt đất của các mái nhà từ 88 – 92% (tùy khu vực ít hay đông dân cư), trong đó, các mái nhà có khả năng nhận được nước mưa vào khoảng 65%. Tạm tính như sau:
Ví dụ: diện tích chịu mưa (thay đổi theo gió và khu vực) là 1 km2 = 1.000.000 m2, vũ lượng (phỏng chừng 50 mm), lượng nước hứng được là:
1.000.000 x 50 = 50.000.000 lít = 50.000 m3
Số thùng (Lu) 200 lít có khả năng chứa đẩy cho 1 trận mưa :
50.000.000 lít/200 lít = 250.000 cái lu (thùng chứa)
Mỗi 1 m2 cho một thùng, diện tích sẽ là 250.000 m2 = (25 ha)
Diện tích chiếm quá nhiều để chứa nước trong lu (thùng) cho 1 km2 của MỘT trận mưa 50 mm (trung bình).
Một trong những nguyên nhân giới hạn cho việc đào hồ tích trữ nước mưa là hệ thống đường dẫn nước mưa về hồ của cả thành phố phải thật tốt (không đi chung với đường thoát nước thải dân sinh). Vì đôi lúc mưa không ngay tại hồ mà cách xa cả cây số thì giải quyết như thế nào?.
Kết luận
Nếu ứng dụng hệ thống hồ tích lũy nước mưa như đã nêu, tạm tính như sau (vũ lượng 50 mm):
Với hồ trữ của hệ thống là 6 khối = 6.000 lít (loại nhỏ), lượng nước sử dụng cùa 1 hộ 1.000 lít (1 m3)/ngày, lượng mưa hứng được (2.500 lít) 2,5 m3. Nếu trời mưa, lượng nước hứng dư mỗi ngày chỉ là 1.500 lít. Khả năng trữ nước vẫn còn được 4 ngày mưa liên tục. NẾU LIÊN KẾT THU NƯỚC MƯA CỦA NHIỀU HỘ THÀNH MỘT HỆ THỐNG TRỮ NƯỚC TẬP THỂ ĐỂ SỬ DỤNG VỚI HỒ TRỮ NƯỚC DÙNG CHUNG DUNG TÍCH KHOẢNG #2.000 m3, bạn có thể hình dung ra khả năng chống ngập của hệ thống đã qua thực nghiệm của bài viết trên.

Share this post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on print
Share on email

ĐĂNG KÝ THAM DỰ