Xuất phát từ những nguyên liệu hữu cơ dễ tìm, HTG, HTD là chế phẩm từ hoạt chất sinh học đặc biệt của tự nhiên và một quần thể rất lớn các vi sinh có lợi cho cây trồng. Nhóm thứ cấp là HTDx (x = 1 – 8: số đánh riêng cho từng loại cây trồng) và HTG là những chế phẩm hoàn toàn không độc hại, không ô nhiễm, không gây hại môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, an toàn thực phẩm tuyệt đối; công nghệ sản xuất không chất thải và nguyên liệu hoàn toàn trong nước.
Vú sữa – cây trồng đặc sản mang thương hiệu quốc gia, việc duy trì khu vực trồng vú sữa là việc quan tâm hàng đầu của bà con và nhà nước.
Trong mấy tháng cuối 2008 đến giữa năm 2009, hiện tượng vú sữa Lò Rèn (và các xã lân cận xã Vĩnh Kim) chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân và cho đến nay vú sữa tại các xã Vĩnh Kim, Đông Hòa, Bình Trưng, Mỹ Long. Bàn Long… vẫn còn chết dài dài nếu không có biện pháp cứu chữa kịp thời.
Chứng kiến hàng loạt cây vú sữa được cho vào bếp làm củi đốt. Nỗi lo của bà con nông dân trồng cây vú sữa ngày càng lớn vì đây là nguồn thu nhập chính của bà con. Một quyết định về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sinh thái công nghệ cao nhanh chóng được đưa ra để cứu chữa kịp thời, và trong tháng 9/2009 những bà con nông dân áp dụng kỹ thuật mới này đã thở phào nhẹ nhỏm. “CÂY VÚ SỮA ĐÃ PHỤC HỒI LẠI SAU 2 LẦN XỬ LÝ HTG VÀ HTD-01, VÀ NHỮNG CÂY VÚ SỮA TRỒNG MỚI TRÊN NỀN ĐẤT CŨ ĐƯỢC XỬ LÝ CŨNG KHÔNG CÒN BỊ CHẾT NỮA”.
Họ đã làm điều đó như thế nào?
Vào tháng 8/2009, nhận được yêu cầu của bà con trồng vú sữa tại Tiền Giang, đề nghị các nhà nghiên cứu giúp khắc phục cây vú sữa chết hàng loạt tại xã nhà. Sau 15 ngày nghiên cứu đồng ruộng và sinh thái tại các khu vực trồng vú sữa, nhóm Nghiên cứu đã đưa ra giả thiết về nguyên nhân gây chết như sau:
1. Nguyên nhân chính là từ đất, nhưng cái gì trong đất gây chết hàng loạt rễ vú sữa?
2. Một vài loại bệnh (có thể), một vài loại tuyến trùng (cũng đúng), …
3. .v.v…
Nhưng nguyên nhân chủ yếu là: sinh thái đất đã bị mất cân bằng (suy thoái), hiện tượng này dễ gặp ở những vùng trồng trọt sử dụng nhiều phân bón hóa học, nhiều thuốc BVTV mà các gốc hóa học của thuốc BVTV làm đất bị nhiễm độc từ từ, từ đó trong đất phát sinh ra các biotype sinh học gây hại hoàn toàn mới mà các loại thuốc BVTV không đủ sức để ngăn chặn. Việc sử dụng một vài loại thuốc để diệt tuyến trùng, diệt nấm sẽ làm cho sự việc tồi tệ hơn. Có thể trên cây tiêu hiện tượng này cũng xảy ra tương tự.
Cải tạo cục bộ sinh thái đất trồng với tăng cường sức khỏe cây trồng.
Một trong những người tiên phong trong việc này là ông Chín Hổ (nguyên là cựu chiến binh), ông Chín chỉ sử dụng 200 g/gốc bột ẩm HTG trộn với 5 kg phân bò rải vào gốc rồi tưới nước bình thường, kèm theo là phun HTD-01 (loại chuyên dùng cho vú sữa) trên lá. Sau 15 ngày rễ vú sữa bắt đầu phát triển trở lại, ngay cả trên những rễ sắp thối chết. 15 ngày sau đó, ông Chín lại làm thêm lần nữa và kết quả là cây vú sữa đã hoàn toàn phục hồi, chồi mới, nhánh mới đâm ra tua tủa, trên những nhánh già, chồi mới ra tiếp tục cho bông, ra trái bình thường. Nụ cười của người cựu chiến binh rạng rỡ trở lại.
Hiện nay, rất nhiều bà con đã áp dụng kỹ thuật đơn giản này nhưng rất hiệu quả. Cán bộ kỹ thuật của Cty thường xuyên có mặt tại địa phương để trực tiếp hướng dẫn bà con thực hiện đúng kỹ thuật.
Ông Chín Hổ (xã Bình Trưng, huyện Châu Thành TG đã dùng 200 g HTG bón vào gốc, và phun HTD-01 (chuyên cho vú sữa) sau 15 ngày cây vú sữa to lớn đã phục hồi trở lại.
Dấu vết đốn cành vẫn còn đó, nhưng nhánh mới đã ra lại và tiếp tục cho trái. Cây hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường và tiếp tục cho trái.
Cho đến nay, phương pháp cứu chữa này vẫn được các bà con áp dụng trên xoài, cam quít, tiêu, sầu riêng, khi phát hiện có vấn đề sinh trưởng, hiện quả rất cao thay vì phải trồng mới và cải tạo vườn.
Bài sưu tầm từ NNVN, 2009.